Nuôi lợn rừng Lợn rừng Bắc Trung Hoa

Bài chi tiết: Nuôi lợn

Hiện nay ở Việt Nam có nghề chăn nuôi lợn rừng để cung cấp thịt. Thịt lợn rừng được cho là ngon hơn nhiều so với lợn nhà[17], thịt heo rừng lai thơm, hàm lượng cholerteron thấp, đặc biệt là vào dịp Tết, Nhiều người quan niệm ăn thịt heo rừng vào đầu năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn[18]. Một số nơi chăn nuôi phương pháp nuôi lợn rừng bán hoang dã và sử dụng cây thuốc Bắc, thuốc Nam để làm thức ăn và phòng, chống dịch bệnh. Việc nuôi thành công lợn rừng theo kiểu bán hoang dã sẽ cho thu nhập cao[19][20] vì lợn rừng là đặc sản, nuôi lợn rừng dễ, lợn rừng là động vật hoang dã nên không thể áp dụng phương pháp chăn nuôi như lợn nhà. Việc đầu tiên là phải xin giấy phép chăn nuôi.

Chuồng trại làm đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của lợn rừng để bố trí chuồng trại, phân loại theo tuổi. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống… Tường rào phải chắc chắn, kiên cố. Chuồng trại của chúng được làm nơi đất cao thoáng mát, có chỗ thoát nước để vệ sinh; có nguồn nước sạch, không những cung cấp đủ cho lợn uống mà còn duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ẩm thích hợp cho lợn rừng. Thả lợn trong 1 ha rừng thì chẳng khác gì lợn rừng hoang dã[21][22].

Thức ăn cho lợn rừng, ngoài các loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây, hạt ngũ cốc, củ quả, bổ sung các loại cây, lá thuốc Nam, thuốc Bắc để tạo sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho lợn rừng. Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn...Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 70% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 30% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu... Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2–3 kg thức ăn các loại[23]. Khẩu phần ăn phải theo công thức để đảm bảo thành phần nạc mỡ của lợn. Cây làm tăng hàm lượng đạm, thịt lợn thơm hơn[24].

Lợn rừng là động vật hoang dã mới được thuần hóa, nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, lợn rừng cũng thường bị một số bệnh như dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh thông thường khác. Ứng dụng cây thuốc Nam và thuốc Bắc để làm thức ăn và điều trị bệnh nên đàn lợn luôn khỏe mạnh, chất lượng thịt tốt. Heo con một tuần tuổi cần chích bổ sung chất sắt. Một tháng tuổi thì tập heo con ăn bằng thức ăn tinh. Sau gần 2 tháng tuổi, heo con tách mẹ được đưa sang chuồng rộng gắn với sân vườn tạo điều kiện cho nó hoạt động thường xuyên[18].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lợn rừng Bắc Trung Hoa http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lon-rung-dai... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-gio-lon-ru... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lon-rung-tan-... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://baophapluat.vn/noi-bat-tren-bao-in/tien-ti-... http://baotintuc.vn/dan-toc/nuoi-lon-rung-lai-cho-... http://danviet.vn/nong-thon-moi/nguoi-phu-nu-thuan... http://danviet.vn/nong-thon-moi/nuoi-lon-rung-thu-... http://danviet.vn/thoi-su/can-canh-phong-vien-bi-l... http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=c...